Đầu tháng 11,áchtránhbệnhhôhấpchotrẻkhigiaomùkqbd ngoai hang anh các bệnh viện nhi tại TP HCM ghi nhận số trẻ mắc bệnh tăng cao: khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận mỗi ngày 4.500 trẻ, chủ yếu là bệnh hô hấp; khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 luôn có khoảng 250-260 bệnh nhi, tăng gấp rưỡi so với hồi đầu tháng 10.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP HCM, cho biết bệnh hô hấp năm nay xảy ra ở cả trẻ nhỏ và trẻ lớn trên 5 tuổi. Nguyên nhân là trẻ phải ở nhà trong thời gian dài vì Covid nên khả năng miễn dịch với các bệnh truyền nhiễm thường gặp kém đi. Khi sinh hoạt cộng đồng trở lại và tiếp xúc mầm bệnh, các bé dễ mắc bệnh hơn.
Bên cạnh đó, nhiều loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cùng lưu hành như cúm, Adeno, hợp bào hô hấp RSV... khiến trẻ có thể nhiễm nhiều chủng virus cùng lúc hoặc vừa khỏi bệnh này thì mắc bệnh kia. Điều này lý giải trẻ chưa có miễn dịch đầy đủ thường mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
Trong bối cảnh TP HCM vào mùa mưa, miền Bắc có gió mùa, bác sĩ Bùi Thanh Phong, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC đã đưa ra 5 lưu ý giúp gia đình chăm sóc sức khỏe đường hô hấp cho trẻ.
Tiêm vaccine
Trẻ cần tiêm chủng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch với bệnh. Hiện Việt Nam có các mũi tiêm phòng nhiều bệnh truyền nhiễm tấn công phổi như cúm, phế cầu, bạch hầu, ho gà, sởi...
Trong đó, vaccine cúm giúp phòng viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng máu, đồng thời giảm nguy cơ nhập viện, cần chăm sóc đặc biệt (ICU) đến 74% ở trẻ em, hơn 31% nguy cơ tử vong. Mũi ngừa phế cầu giảm tỷ lệ mắc viêm màng não mủ, viêm tai giữa và phổi. Chủng ngừa bạch hầu, ho gà giúp giảm các biến chứng đường hô hấp như tắc đường thở, viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm, ho nhiều...
Khi cho con chủng ngừa, phụ huynh cần tuân thủ đủ lịch tiêm mũi cơ bản và nhắc lại, đặc biệt ở nhóm trẻ 4-6 tuổi. Bên cạnh đó, người nhà hoặc người chăm sóc trẻ cũng cần tiêm vaccine để phòng bệnh, tránh lây nhiễm cho trẻ.
Giữ ấm
Không khí lạnh là điều kiện lý tưởng để mầm bệnh hoạt động mạnh. Virus cúm có thể tồn tại hàng giờ ở môi trường lạnh và độ ẩm thấp.
Theo bác sĩ Phong, trẻ hít phải không khí lạnh còn ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch trong đường hô hấp. Thời tiết lạnh cũng làm khô mắt và màng nhầy trong mũi, cổ họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ xâm nhập cơ thể hơn.
Do đó, để phòng bệnh cho trẻ, gia đình cần giữ ấm cho con bằng cách mặc thêm áo, quàng khăn và đi giày, tất khi trời trở gió. Trẻ nên tắm nước ấm, trong phòng kín gió, lau khô và mặc quần áo ấm ngay sau khi tắm. Không gian trẻ sinh hoạt cũng cần được giữ ấm, tránh gió lùa.
Lưu ý, khi giữ ấm cho trẻ nên mặc nhiều lớp mỏng, thay vì nhiều lớp dày. Phụ huynh nên xem nhiệt độ để mặc số lớp phù hợp cho con. Mặc quần áo quá dày có thể dẫn đến chảy mồ hôi, gây khó vận động và khó thở cho trẻ.
Giữ vệ sinh
Trời lạnh khiến trẻ thường ngại tắm rửa, thay quần áo vì lý do giữ ấm. Tuy nhiên, việc vệ sinh cơ thể hàng ngày rất cần thiết để loại bỏ nơi trú ẩn của mầm bệnh. Bên cạnh đó, trẻ còn cần giữ vệ sinh bàn tay, sử dụng đồ chơi, đồ dùng học tập sạch sẽ. Nếu trẻ bị bệnh, vệ sinh tay, cơ thể cũng giúp hạn chế mầm bệnh lây lan.
Tắm cho trẻ vào những ngày lạnh không nên quá lâu, với nhiệt độ nước không quá chênh lệch với thân nhiệt. Không nên tắm trẻ quá sớm vào buổi sáng hoặc quá muộn vào buổi tối vì đây là hai thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp, có thể gây sốc nhiệt.
Phụ huynh chú ý vệ sinh tay cho trẻ khi bé tiếp xúc, cầm nắm các đồ vật ở nơi công cộng hoặc sau khi đi học về. Trẻ cần hạn chế cho tay lên mắt mũi, miệng, tránh đưa mầm bệnh trực tiếp từ tay vào cơ thể.
Người lớn nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi về nhà và tiếp xúc với trẻ, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, bỏ thói quen hút thuốc lá. Trẻ hút thuốc lá thụ động dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công.
Đảm bảo dinh dưỡng
Khi bước vào mùa lạnh, gia đình cần đảm bảo trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm chất, hạn chế đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. Phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn thêm trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Đồng thời, trẻ cần được bổ sung nước thường xuyên. Nếu chưa uống đủ nước, phụ huynh có thể bổ sung nước cho con từ các món nước giàu dinh dưỡng theo sở thích như sinh tố, nước ép hoa quả, sữa...
Việc đảm bảo dinh dưỡng không chỉ duy trì cân nặng, sự phát triển cho bé mà còn là cách cung cấp năng lượng đảm bảo hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả để chống lại bệnh.
Tăng vận động
Trời chuyển lạnh có thể khiến trẻ ít vận động hơn, ở lì trong nhà để giữ ấm. Gia đình nên khuyến khích con chơi thể thao, tăng tần suất tập thể dục phù hợp với độ tuổi, để tiếp tục phát triển về trí não và thể chất.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, vận động giúp trẻ phát triển sự tự tin, tăng cường miễn dịch tự nhiên. Đồng thời, vận động hợp lý giúp tăng cường hiệu quả của vaccine, giúp cơ thể sản sinh miễn dịch nhanh hơn so với không vận động.
Không tự sử dụng thuốc
Khi trẻ ốm, cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định thuốc điều trị đúng bệnh. Gia đình không tự mua thuốc hoặc cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định. Việc tự ý dùng thuốc có thể làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, gặp tác dụng phụ, khiến bệnh kéo dài hoặc trở nặng hơn.
Ngoài ra, một số bệnh có triệu chứng dễ nhầm lẫn. Dù trẻ mắc bệnh và có biểu hiện bệnh giống các lần trước, phụ huynh cũng không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ cho con, tránh bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị.
Nhật Linh
Hiện gần 150 trung tâm VNVC có mặt tại gần 50 tỉnh thành, đầy đủ vaccine phòng các bệnh đường hô hấp ở trẻ như vaccine 5 trong 1, 6 trong 1, phế cầu, cúm, sởi... VNVC đang áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ khách hàng tiêm ngừa trước, trả tiền sau với 0% lãi suất; chương trình tiêm lao miễn phí cho trẻ sơ sinh và đo huyết áp miễn phí cho người dân vào buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6.